Ly giấy từ lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hiện đại. Sử dụng ly giấy như thói quen đựng các loại đồ uống hằng ngày. Nhận thấy sự tiện lợi của ly giấy, nhiều người đặt câu hỏi liệu ly giấy có tái chế được không và nếu có sẽ tái chế như thế nào. Để tìm câu trả lời, hãy cùng Vafapack theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguyên liệu sản xuất ly giấy
Nguyên liệu chính để sản xuất ra ly giấy là từ bột giấy. Tuy nhiên mỗi thương hiệu sẽ lựa chọn nguyên liệu và quy trình sản xuất khác nhau. Thông thường, giấy PO và giấy kraft là nguyên liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất ly giấy.
Ly giấy có tái chế được không
Trên thực tế, ly giấy không chỉ đơn thuần sử dụng bột giấy để sản xuất mà còn dùng thêm lớp PE tráng phủ để tăng khả năng giữ nước và chịu nhiệt cho sản phẩm. Lớp phủ này được làm từ nhựa, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng lớp PE này không an toàn cho sức khoẻ và môi trường nên dẫn đến nhiều tranh cãi.
Câu trả lời là bạn CÓ thể tái chế ly giấy để làm sản phẩm đồ dùng nhưng KHÔNG thể tái chế ly giấy để uống nước. Dù ly giấy tái chế chỉ mới đựng nước lọc, nóng hay lạnh thì lớp nhựa cũng đã hoà tan bên trong sản phẩm, đồng nghĩa với việc bạn dùng lại ly giấy để uống nước sẽ gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể, tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm.
Những năm gần đây, vấn đề an toàn cho sức khoẻ ngày càng được mọi người quan tâm hơn, vì vậy các nhà sản xuất ly giấy dùng một lần đã tìm ra giải pháp thay thế PE bằng lớp tráng phủ Gốc Nước – Water Base có thể phân huỷ sinh học. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất đồ dùng một lần và đặc biệt là Vafapack – đơn vị chuyên sản xuất ly giấy 2 lớp sử dụng công nghệ tráng phủ phân huỷ sinh học.
Lợi ích khi tái chế ly giấy
- Giảm bớt gánh nặng từ rác thải ra môi trường: Việc tái chế ly giấy giúp giảm lượng rác thải từ các sản phẩm sử dụng một lần. Điều này góp phần bảo vệ môi trường và giảm tải lượng rác cần phải xử lý tại các bãi rác.
- Giảm ô nhiễm môi trường: Ly giấy với lớp phủ PE nếu không được xử lý đúng cách sẽ mất hàng trăm năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm đất và nước.
- Tiết kiệm chi phí: Ly giấy tái chế thành nhiều sản phẩm tiện lợi sử dụng trong nhà như đồ chơi, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp… Dù đây đều là những sản phẩm vặt vãnh nhưng nếu gom lại sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
- Tự tay làm ra được những sản phẩm hữu ích: Ly giấy tái chế có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm khác như giấy viết, bao bì, đồ trang trí, giúp tạo ra các giá trị mới từ sản phẩm đã qua sử dụng.
Quy trình tái chế ly giấy theo tiêu chuẩn
Bước 1: Thu gom
Quá trình thu gom ly giấy tái chế được lấy từ những nguồn phổ biến, bao gồm:
Nhà hàng và quán cà phê: Đây là nơi tiêu thụ lớn ly giấy tái chế, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng này có thể triển khai chương trình thu gom riêng hoặc hợp tác với các công ty tái chế để đảm bảo ly giấy tái chế được thu gom đúng cách.
Hộ gia đình: Trong các khu dân cư, việc phân loại rác tại nhà đang ngày càng được khuyến khích, và ly giấy thường được thu gom riêng với các loại rác khác. Một số hộ gia đình tự mang ly giấy tái chế tới các điểm thu gom hoặc tham gia chương trình thu gom rác tái chế địa phương.
Bãi rác công cộng: Tại các bãi chứa rác hoặc khu vực phân loại rác thải, ly giấy tái chế sẽ được tách ra và chuyển đến các cơ sở tái chế. Việc này giúp giảm lượng giấy thải ra môi trường.
Bước 2: Phân loại và làm sạch
Sau khi được thu gom, ly giấy tái chế cần được phân loại cẩn thận để đảm bảo chất lượng bột giấy tái chế. Các công đoạn chính trong bước này bao gồm:
Phân loại bằng máy móc: Tại các cơ sở tái chế, ly giấy được phân loại để loại bỏ các tạp chất như nhựa, kim loại, hoặc thức ăn thừa. Việc phân loại này sẽ thực hiện bằng máy phân loại tự động để tiết kiệm thời gian.
Làm sạch: Ly giấy sau khi phân loại sẽ được rửa sạch để loại bỏ chất bẩn. Quá trình rửa sạch là rất quan trọng vì các tạp chất còn sót lại có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm giấy tái chế cuối cùng.
Bước 3: Xé vụn và trộn nước
Ly giấy sau khi làm sạch được đưa vào máy xé vụn cho nhuyễn. Các mảnh giấy này sẽ được trộn tiếp với nước trong một máy khuấy lớn, tạo thành hỗn hợp bột giấy.
Các thao tác này giúp tách sợi giấy cellulose, làm mềm tạo thành bột giấy để chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo.
Bước 4: Loại bỏ lớp phủ PE (polyethylene)
Các loại ly giấy hiện nay thường được phủ 1-2 lớp PE (polyethylene) với mục đích chống thấm nước. Lớp phủ này cần được loại bỏ mới có thể được tái chế thành bột giấy sạch. Cách loại bỏ lớp PE sẽ sử dụng phương pháp hoá học – Dùng hoá chất phân tách lớp PE ra khỏi sợi giấy hoặc phương pháp cơ học – Máy móc sẽ tách lớp phủ khỏi bề mặt giấy
Bước 5: Lọc và ép
Sau khi lớp phủ PE được loại bỏ và bột giấy đã sạch sẽ được đưa qua các bước lọc để loại bỏ nước và các tạp chất nhỏ còn sót lại, bao gồm:
Bột giấy được lọc qua các lưới để tách nước ra khỏi sợi giấy. Nước sẽ chảy xuống trong khi bột giấy ở lại trên lưới, tạo thành các tấm giấy mỏng.
Các tấm giấy ướt này sau đó được ép dưới áp lực lớn để loại bỏ nước thừa, giúp chúng kết dính lại và đạt được độ dày và độ kết cấu mong muốn.
Bước 6: Sấy khô và tạo thành phẩm
Cuối cùng, các tấm giấy sau khi được ép sẽ được đưa qua quá trình sấy bằng khí nóng làm khô hoàn toàn.
Tiếp đó, các tấm giấy khô được cắt theo kích thước yêu cầu và có thể được chuyển đổi thành các sản phẩm giấy khác nhau như hộp đựng, giấy vệ sinh, giấy in, hoặc các loại sản phẩm giấy tái chế khác.
Cách tái chế ly giấy đơn giản tại nhà
Ống đựng bút đẹp
Ly giấy sau khi sử dụng xong, vứt đi thì phí, sao bạn không tái chế thành ống đựng bút đẹp đặt trên bàn học. Chỉ cần một chút sáng tạo, bạn có thể làm chiếc ly đựng bút bằng giấy với các họa tiết đáng yêu, giấy màu, ruy băng hoặc thậm chí là sơn, biến chúng thành vật dụng đựng bút, thước kẻ, và các đồ dùng nhỏ khác. Không chỉ giúp giữ cho bàn học thêm phần gọn gàng, mà còn bảo vệ môi trường.
Chậu cây để bàn
Tận dụng ly giấy tái chế làm chậu cây để bàn là một sáng kiến không tồi cho những tín đồ yêu thích cây cảnh. Chỉ cần đục vài lỗ nhỏ dưới đáy ly để thoát nước, sau đó thêm đất và trồng những loại cây nhỏ như cây xương rồng hay sen đá. Bạn cũng có thể trang trí bên ngoài ly bằng màu sắc hoặc họa tiết yêu thích để tạo nên điểm nhấn riêng. Những chậu cây mini này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mua chậu mà tạo ra vẻ đẹp tươi mới, sinh động cho bàn làm việc hoặc góc học tập của bạn.
Đèn trang trí phòng ngủ
Những chiếc ly giấy có thể tận dụng làm đèn trang trí phòng ngủ siêu yêu cho bé gái, cách làm lại vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đủ số ly giấy tái chế tương đương với số đèn trên dây, dùng thêm bút màu, ruy băng, giấy màu sẽ tạo thêm màu sắc sặc sỡ cho đèn trang trí. Cuối cùng, khoẻ một lỗ nhỏ ở đáy để luồn bóng đèn vào bên trong là hoàn thành chiếc đèn trang trí cho phòng ngủ bớt nhàm chán.
Làm đồ chơi, con vật bằng ly giấy tái chế
Thêm một cách tái chế ly giấy nữa, chính là làm con vật bằng ly giấy. Với một chút khéo léo, bạn có thể biến những chiếc ly giấy đã qua sử dụng thành những con vật ngộ nghĩnh như mèo, thỏ, hoặc chim cánh cụt. Bằng cách sử dụng giấy màu, bút vẽ, hoặc các vật liệu trang trí khác, bạn có thể tạo ra những món đồ chơi đầy tính sáng tạo. Cách làm này mẹ và bé có thể cùng nhau thực hiện giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng hơn.
Những điều cần khi ý khi sử dụng ly giấy tái chế
Để có thể tái chế ly giấy như những cách nêu trên bạn cần sử dụng và bảo quản ly giấy tái chế đúng cách, ví dụ như:
- Rửa sạch và để khô ly giấy sau khi sử dụng nếu bạn muốn tái chế chúng làm đồ trang trí hoặc đồ chơi.
- Tránh đựng các loại đồ uống quá nhiều dầu mỡ hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm hỏng bề mặt ly, khiến việc tái chế khó khăn.
- Bảo quản ly giấy tái chế ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao để tránh mốc và hư hỏng.
- Không bóp méo hoặc làm rách ly giấy để giữ nguyên hình dạng khi tái sử dụng.
- Không vứt ly giấy tái chế vào thùng rác khi có thể tái chế, thay vào đó, thu gom ly giấy tái chế riêng để tái sử dụng cho các mục đích khác.
Tổng kết
Sau khi xem qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi liệu ly giấy có tái chế được không. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ môi trường và những mẹo vặt cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.